Măng Đắng một sản phẩm Đặc Sản theo mùa Vùng Tây Bắc nói riêng, và vùng miền núi phía Bắc nói chung. Nay được cung cấp và bán bởi Thienphuoc Mart, giao hàng toàn quốc.
- Tùy vào nơi giao, tiền phí vận chuyển có thể tăng từ 20-100k (do măng quá 3-5 ngày sẽ ăn không còn tươi ngon)
- Cân Măng tại chỗ nếu đúng Thanh Toán tiền.
- Không bán măng khi hết mùa (tháng 2- tháng 6)
TÌM HIỂU MĂNG ĐẮNG VÀ CÁCH LÀM MĂNG BỚT ĐẮNG HƠN
Từ thời xa xưa, các đồng bào dân tộc đã thường sinh sống ở nơi rừng núi, nên các món ăn của họ cũng bị ảnh hưởng không ít. Đa số đều là những món ăn được làm từ nguyên liệu thiên nhiên, lấy trên rừng, dưới suối. Có thể kể đến như rau dớn, rêu đá, măng, cá suối, sắn,… Tất cả đã tạo nên nét đặc trưng riêng cho nền ẩm thực của người dân nơi đây.
Trong đó, măng đắng là thứ sản vật dân dã, mang đậm hương sắc của núi rừng, có mùi vị rất riêng. Mình sẽ giới thiệu tới các bạn loại thực phẩm thiên nhiên này một cách chi tiết nhé !
SỰ TÍCH CÂY MĂNG ĐẮNG
Có một câu chuyện tình được truyền từ đời này sang đời khác. Ở Tây Bắc như một huyền thoại. Chuyên chở khát vọng của câu chuyện tình yêu: “ Ngày xưa có một chàng trai sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, bố mẹ đặt tên chàng là Khum – tiếng Thái tức là đắng.
Tuy nghèo khổ nhưng chàng trai này chịu khó làm nương và săn bắt thú rừng, tiếng khèn của chàng làm thổn thức biết bao cô gái trong bản. Rồi chàng đã lọt vào ánh mắt của nàng Ban – người con gái xinh đẹp nhất vùng đã trao khăn Piêu hẹn mùa xuân cùng chung bếp lửa. Nhưng tên chúa đất quyết bắt nàng về làm người hầu.
Chàng Khum và nàng Ban cùng nhau trốn vào rừng sâu quyết bảo vệ tình yêu trong sáng của mình. Họ đi mãi, đi mãi vẫn bị săn đuổi.
Đói, mệt, kiệt sức không thể đi được nữa hai người đã gục ngã bên nhau.
Đất quê hương đã mở vòng tay ôm lấy hai người vào vòng tay nhân ái. Từ nấm mộ của nàng Ban mọc lên một cây, lá hình trái tim chung đôi xanh biếc.
Mỗi độ xuân về lại trút lá rồi bừng nở những bông hoa năm cánh trắng ngần, thơm ngát như búp tay nàng Ban. Còn từ nấm mộ của chàng Khôm vươn lên một mầm cây. Cứ mỗi độ xuân về là đội đất nhú lên những ngọn măng có vị đắng. Như vẫn không nguôi mối tình tuyệt vọng thêm đặc sản Tây Bắc.
Dân trong trong vùng này vẫn thường lấy măng đắng về thái nhỏ ngâm với nước cùng hoa ban thì thấy măng hết đắng, khi ăn còn ngân mãi trong lòng”. Để rồi mỗi lần người già kể cho con cháu nghe : “ Ngày xưa…” là mỗi người lại rưng rưng trong lòng và trân trọng tình yêu.
ĐẶC ĐIỂM, TÁC DỤNG CỦA MĂNG ĐẮNG
Mới nghe tên chúng ta đã có thể biết được măng có vị đắng, tê tê ở đầu lưỡi. Tuy nhiên, nó đắng theo một cách riêng, đắng kiểu hoang dã khiến nhiều người ưa thích. Còn nếu ai không quen sẽ cảm thấy rất khó ăn. Măng còn rất giòn, nhai cực đã.
Cây măng đắng thuộc họ tre, thân nhỏ, to nhất chừng 2 ngon tay và không có gai. Trong măng giàu chất xơ, ít lipid, đường và chất béo.
Giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn, hỗ trợ và điều trị táo bón, đồng thời giảm lượng cholesterol trong máu,…
MÙA MĂNG VÀ ĐỊA ĐIỂM THU HÁI MĂNG
Hằng năm, cứ đến mùa mưa, dưới các gốc sặt có những ngọn măng đắng đội đất nhú lên tràn đầy sức sống. Người dân miền núi lại nhộn nhịp với mùa măng rừng, một mùa mưu sinh mới lại bắt đầu.
Vào đầu mùa, khi mầm măng vẫn còn nằm sâu trong lòng đất, nó sẽ ngòn ngọt xen lẫn vị đắng, dễ ăn hơn. Nhiều người lại ưa thích măng vào lúc này. Khi cuối mùa, măng sẽ rất đắng vì lúc ấy thân đã cao hơn và đã lên tai xanh.
Sự lựa chọn tốt nhất là lúc nó không quá non cũng chưa quá già, chúng ta mới có thể cảm nhận được hương vị tự nhiên của nó.
Măng đắng xuất hiện ở nhiều cánh rừng. Thiên nhiên, tạo hóa quả thực rất ưu ái người dân miền núi mới ban tặng cho họ những thức quà “xịn sò” như vậy.
CHẾ BIẾN MĂNG ĐẮNG
Qua bàn tay khéo léo, măng đắng đã được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Mỗi món ăn đều mang một hương vị riêng nhưng vẫn giữ được vị đắng đặc trưng của nó.
1. Măng đắng luộc
Sau khi luộc xong, chấm với “chẳm chéo” là một cực phẩm các bạn nhé.
Măng sau khi được thu hái về, sẽ được cắt bỏ phần già và ngọn. Sau đó đem rửa sạch, có thể bóc vỏ hoặc không (nên để cả vỏ, tuy luộc lâu hơn nhưng sẽ giữ được vị chuẩn của măng).
Tiếp theo là bỏ vào nồi và luộc cho tới khi chín. Sau đó là thưởng thức thôi !!!
Măng đắng sẽ tròn vị hơn khi ăn cùng “chẳm chéo”. “Chẳm chéo” gồm có: riềng, tỏi, ớt, muối, mắc khén, hạt dổi, bột ngọt, rau mùi được giã nhuyễn với nhau.
Vị đặc trưng của măng kết hợp với vị cay cay nồng nồng của “chẳm chéo” sẽ làm bạn nhớ mãi không quên.
2. Măng đắng xào tỏi
Trước tiên là bóc vỏ măng đắng, cắt bỏ phần già, rửa sạch. Tiếp theo là luộc khoảng 5 – 10p cho măng bớt đắng hơn. Sau khi luộc, thái dọc thành miếng nhỏ. Tiếp đến phi tỏi cho thơm rồi bỏ măng vào xào xém cạnh.
Măng xào rất thơm, kết hợp cùng mùi nồng nồng của tỏi, ăn béo ngậy. Tôi tin chắc bạn sẽ rất hài lòng với món này.
Măng đắng cũng có thể xào chung với lá lốt, rất thơm ngon.
3. Măng nướng
Đối với người dân vùng cao, hấp dẫn nhất là món măng cho vào bếp hồng để nướng. Món măng nướng trên bếp củi có mùi thơm kỳ lạ. Nướng đến đâu, bóc vỏ cháy xém, ăn nóng cùng “chẳm chéo” vô cùng hấp dẫn.
4. Canh măng đắng
Măng đắng thường được canh với rau dền, ngọn bí và một số loại rau rừng. Đặc biệt, nếu cho bột gạo vào canh cho có độ sền sệt nhất định. Măng khi canh sẽ giòn hơn những món măng khác.
5. Nộm măng đắng
Măng đắng đã bóc vỏ, sau khi luộc được xé miếng vừa ăn, đập dập rồi đem nộm cùng lá sung, rau bò khai, riềng, tỏi,… cùng các gia vị. Có thể nộm cùng với hoa ban và cá nướng để tạo nên vị ngầy ngậy, thanh thanh.
CÁCH LÀM MĂNG BỚT ĐẮNG
Tất cả những món ăn đắng điều khá là kị những thứ có vị Chát, nên cách làm Măng Đắng Bớt Đắng chủ yếu. Ăn ghém cùng các loại lá cây hoặc quả có vị Chát.
- Ví Dụ: Có thể ăn kèm với lá sung, lá chát ngọt, lá cây trứng gà ( hay còn gọi là cây Lê ki ma).
- Làm nước chấm với lá Chua Chát – Cây Lội (Khắc tinh của Măng Đắng). Nguyên liệu: Lá Chua Chát – Cây Lội, Muối, Mì chính, Ớt
- Gọt bớt phần lõi măng (Phần lõi là phần đắng nhất của Măng). Không nên áp dụng cách này, vì sẽ làm hao đáng kể măng
- Trẻ măng ra làm 4 phần hoặc nhỏ hơn, luộc nhiều nước.
- Ăn Măng Trúc: Một loại măng gần giống măng đắng, nhiều người nhầm giữa hai loại măng này. Thân măng trúc dài hơn và hầu như không đắng, mọc sau vài tháng. Ở trên vùng núi cao hơn
NHỮNG NGƯỜI KHÔNG NÊN ĂN MĂNG ĐẮNG
Dù măng là một loại thực phẩm tự nhiên, tốt cho sức khỏe nhưng có một số đối tượng không nên sử dụng măng.
1. Phụ nữ đang mang thai
Trong măng có chứa độc tố glucozit, thành phần này sẽ sản sinh ra acid cyanhydric.
Sau khi đi vào dạ dày, glucozit sẽ bị phân hủy dưới tác động của men tiêu hoá. Chất chua có trong dạ dày và cuối cùng acid cyanhydric sẽ bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn.
Đã có nhiều trường hợp bà bầu bị ngộ độc măng và gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.
2. Những người sử dụng thuốc aspirin thường xuyên
Những người đang phải sử dụng thuốc aspirin thường xuyên nếu ăn măng sẽ gây kích ứng đường tiêu hoá, làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
3. Người đang mắc bệnh đau dạ dày
Người bị đau dạ dày không nên ăn măng bởi trong măng có một hàm lượng acid cyanhydric (khoảng 230 mg/kg măng củ). Đây là chất độc hại đối với dạ dày.
4. Người bị bệnh gút
Khi bị bệnh gút, bạn cần thật cẩn trọng với chế độ ăn uống bởi vì có thể làm tăng lượng acid uric trong máu, làm bệnh trở nên nặng hơn. Những loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc, măng tây. Sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric có trong cơ thể.
5. Người bị bệnh thận
Nếu bạn đang mắc bệnh thận, chế độ ăn uống cần phải đặc biệt lưu ý. Măng tây, măng tre là thực phẩm giàu canxi không có lợi cho bệnh thận mãn tính và suy thận. Đặc biệt, axit oxalic kết hợp cùng với canxi còn có thể tạo ra sỏi thận.
Trong măng chứa độc tố cyanide nên không tốt cho sức khoẻ nếu như bạn không biết chế biến đúng cách. Để loại bỏ đi độc tố trong măng, trước khi nấu bạn nên luộc, ngâm chua hoặc phơi khô măng, tuyệt đối không nên ăn măng sống.
Chỉ là cây măng đắng thôi nhưng có rất nhiều điều thú vị xoay quanh nó. Ngày nay, măng đắng đã trở thành đặc sản nơi núi rừng Tây Bắc cùng với sự mộc mạc, dân dã của nó.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.