Khổ qua rừng trị bệnh gì? Cách nấu khổ qua rừng trị tiểu đường
Khổ qua rừng là gì?
Khổ qua rừng hay còn được gọi với một cái tên khác là mướp đắng rừng. Loài cây này có tên khoa học là Momordica charantia, thuộc họ nhà bầu bí (Cucurbitaceae).
Đây là loại thực phẩm, dược liệu tinh khiết vì nó sinh trưởng trong môi trường tự nhiên, không chứa phân bón hoặc thuốc hóa học.
Hình ảnh khổ qua rừng
Khổ qua rừng là một loài cây dây leo thân thảo và sống theo chu kỳ từ 5 đến 6 tháng. Thân của loại cây này có cạnh và phần dây leo của cây là loại dây tua cuốn, có thể dài khoảng từ 2 đến 3m.
Lá khổ qua rừng mọc so le, dài khoảng từ 5 đến 10cm, rộng từ 4 đến 8cm. Phần phiến lá của cây thường có hình trứng, mỗi phiến lá thường có khoảng từ 5 đến 7 thùy. Gân lá thường có những sợi lông ngắn. Mặt dưới của lá lúc nào cũng có màu nhạt hơn phần trên.
Điều đặc biệt của loài cây này là phần hoa đực và hoa cái của cây thường mọc riêng lẻ nhau và các cánh hoa của cây này thường có màu vàng.
Quả hình thoi, gần giống như khổ qua nhà nhưng kích thước nhỏ hơn, bé hơn cả bàn tay trẻ con, dài khoảng 8 đến 10cm. Vỏ quả thường xuất hiện nhiều khối u lồi. Khi còn non, trái có màu xanh, khi quả chín có màu vàng hồng.
Cách thu hái và sơ chế khổ qua rừng
Người ta thường thu hái phần quả (trái) của khổ qua rừng quanh năm. Sau khi hái quả, đem về phân loại, mang đi rửa sạch qua ba lần nước. Để nguyên trái hoặc cắt thành từng khúc nhỏ, cuối cùng là đem đi phơi hoặc sấy khô.
Tác dụng của khổ qua rừng
Theo các cuộc nghiên cứu của hai nền y học lớn trên thế giới thì khổ qua rừng là một vị thuốc có rất nhiều tác dụng thần kì. Dưới đây là một số tác dụng nổi bật của khổ qua rừng:
Tác dụng của khổ qua rừng giúp thanh nhiệt và giải độc
Theo các nhà khoa học Tây Y thì khổ qua rừng có chứa một số khoáng chất giúp cơ thể đào thải các loại kim loại nặng hoặc độc tố có trong gan và thận ra khỏi cơ thể thông qua đường nước tiểu hoặc đi nặng.
Vào năm 1998, các nhà khoa học của Trung Quốc đã thực hiện một cuộc thí nghiệm, cho một số bệnh nhân bị suy gan sử dụng chiết xuất của khổ qua rừng. Sau 3 tuần, hàm lượng độc tố có trong gan đã được đào thải đáng kể, tình trạng suy gan của các bệnh nhân đã được cải thiện.
Tác dụng của khổ qua rừng giúp điều trị bệnh gout
Theo kết quả của một số cuộc thí nghiệm, các thành phần hoạt chất có trong khổ qua rừng giúp ức chế quá trình sản sinh hoạt chất axit uric – Đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh gút.
Ngoài ra, nó còn hỗ trợ làm giảm nhanh các triệu chứng sưng đau do gout gây ra.
Tác dụng của khổ qua rừng giúp điều trị bệnh tiểu đường
Theo các cuộc nghiên cứu của Tây Y, khổ qua rừng có khả năng kích thích cơ thể, làm tăng độ nhạy cảm của các hoạt chất insulin một cách độc lập, nhờ vào ba hoạt chất có trong cây là polypeptide-p, Vicine và charantin.
Ngoài tác dụng làm tăng độ nhạy insulin ra thì ba hoạt chất trên còn giúp cơ thể kiểm soát lượng đường có trong máu. Có thể nói rằng, trái khổ qua rừng là vị thuốc nam trị tiểu đường được nhiều người tin tưởng nhất hiện nay
Công dụng của khổ qua rừng giúp ngăn ngừa ung thư và u bướu
Theo các cuộc nghiên cứu của hai nền y học cổ truyền và hiện đại, trong khổ qua rừng chứa một lượng lớn vitamin C và protein. Giúp cải thiện hệ miễn dịch cơ thể và tiêu diệt các tế bào xấu tự do như ung thư hoặc u bướu.
Khổ qua rừng hỗ trợ điều trị tiểu đường
Để dùng bài thuốc trị tiểu đường này bạn dùng khoảng 10g khổ qua rừng dạng khô đi sắc chung với 1 lít nước. Khi nước sắc trong nồi cạn còn khoảng 600ml thì tắt bếp và chia thành 3 lần uống trong ngày.
Hoặc nếu bạn không có thời gian sắc nước uống thì bạn có thể ăn sống khổ qua rừng tươi sau mỗi bữa ăn. Kiên trì sử dụng bài thuốc này cho đến khi lượng đường trong máu ổn định thì ngưng.
Khổ qua rừng trị bệnh rôm sảy
Để trị bệnh rôm sảy bằng loại cây này bạn dùng khoảng 10g lá và dây của khổ qua rừng mang đi nấu chung với 2 lít nước. Dùng phần nước nấu ở trên pha với nước lạnh và tắm cho đến khi rôm sảy biến mất thì ngưng.
Khổ qua rừng chữa ho và viêm họng
Để làm phương thuốc chữa ho và viêm họng này bạn dùng 2g phần hạt của quả khổ qua rừng đã già cho vào miệng và nhai kĩ cho tới khi phần hạt trên tiết ra nước.
Bạn nuốt phần nước tiết ra từ hạt xuống và bỏ phần xác của hạt đi. Kiên trì sử dụng phương thuốc này cho tới khi bệnh đã biến mất thì ngưng.
Cách nấu khổ qua rừng
Đầu tiên là bạn chuẩn bị một số cách nguyên liệu và dụng cụ sau: 15g quả, lá hoặc dây khổ qua rừng và một số dụng cụ khác như dao kéo, bếp và ấm nước.
Sau khi chuẩn bị xong thì bạn mang quả, lá hoặc dây khổ qua rừng đi rửa sạch rồi phân loại để riêng vì mỗi bộ phận sẽ có cách phơi khác nhau.
Sắc nước khổ qua rừng
Để nấu nước khổ qua, bạn có thể để nguyên trái mà không cần thái nhỏ. Dùng từ 7-10 trái khổ qua rừng khô, đổ 4 bát nước vào nấu. Đợi nước cạn còn 1 bát thì chắt ra uống tương tự như trà.
Dùng thường xuyên sẽ đem lại hiệu quả điều trị cao huyết áp, tiểu đường hoặc mỡ máu rất tốt.
Các đối tượng nên dùng khổ qua rừng
Dưới đây là những đối tượng nên sử dụng khổ qua rừng:
- Người bị ung thư hoặc u bướu.
- Người bị rôm sảy, mụn nhọt.
- Người bị táo bón lâu ngày.
- Người bị suy gan hoặc suy thận do độc tố có trong cơ thể gây nên.
- Người có huyết áp không ổn định.
Lưu ý khi sử dụng khổ qua rừng
Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý khi sử dụng khổ qua rừng trị bệnh:
- Phụ nữ đang mang thai nên cân nhắc nếu muốn sử dụng trà khổ rừng.
- Tùy theo cơ địa mỗi người mà bài thuốc phát huy tác dụng khác nhau. Vì vậy, người bệnh nên dùng kiên trì.
- Nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia khi cho trẻ nhỏ sử dụng khổ qua rừng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.